Tổng hợp Tuyến Đường Đối Ngoại Là Gì, Ban An Toàn Giao Thông Tỉnh Cà Mau

Tổng hợp Tuyến Đường Đối Ngoại Là Gì, Ban An Toàn Giao Thông Tỉnh Cà Mau là ý tưởng trong content bây giờ của Lễ Hội Phượng Hoàng. Tham khảo bài viết để biết chi tiết nhé.

CTYPE html PUBLIC “-//W3C//DTD XHTML 1.0 Transitional//EN” “http://www.w3.org/TR/xhtml1/DTD/xhtml1-transitional.dtd”> Ban An Toàn Giao Thông Tỉnh Cà Mau

*

Toggle navigation
Nhóm biển báo giao thông trên các tuyến đường đối ngoại theo hiệp định GMS. Đây là nhóm biển báo mới xuất hiện trong vài năm gần đây. Nhóm biển này được xây dựng dự theo Hiệp định về tạo thuận lợi cho vận chuyển người và hàng hóa qua biên giới các nước tiểu vùng Mê Kông mở rộng.

Hiện nay, khi tham gia giao thông trên đường bộ, nhiều người trong chúng ta nhìn thấy một số kiểu biển báo hiệu giao thông có hình thức và nội dung khác với 6 loại biển báo hiệu giao thông từ trước đến nay ở Việt Nam, thậm chí có nhiều biển báo lần đầu tiên xuất hiện. Đó là hệ thống biển báo hiệu sử dụng trên các tuyến đường đối ngoại (gọi tắt làHiệp định GMS) mà Việt Nam là một trong những nước đầu tiên tham gia vào năm 1999. Việc lắp đặt các hệ thống biển báo trên các tuyến đường đối ngoại giúp cho người nước ngoài nói chung, và công dân các nước tham gia Hiệp định GMS nói riêng có thể nhận biết được các báo hiệu trên đường giao thông ở Việt Nam điều khiển phương tiện giao thông được thuận lợi, an toàn và nhanh chóng (điều này cũng có ý nghĩa, tác dụng đối với người tham gia giao thông là người Việt Nam).

Bạn đang xem: Tuyến đường đối ngoại là gì

Chúng tôi xin thông tin về các loại biển báo hiệu sử dụng trên các tuyến đường đối ngoại theo Hiệp định GMS QCVN 41:2016/BGTVT do Tổng cục Đường bộ Việt Nam biên soạn, Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành theo Thông tư số 06/2016/TT-BGTVT ngày 08 tháng 4 năm 2016 như sau:

Biển hiệu lệnh có tác dụng trong khu vực

Để báo cấm, hạn chế hay chỉ dẫn có hiệu lực cho tất cả các tuyến đường trong một khu vực (hiệu lực cho cả khu vực), phải cắm biển “Bắt đầu vào khu vực” (biển số R.E,9a;

R.E,9b; R.E,9c; R.E,9d). Từ ZONE được biểu thị ở phía trên và chi tiết cấm, hạn chế hay chỉ dẫn được biểu thị ở bên dưới:

– Để cấm đỗ xe trong khu vực, phải cắm biển R.E,9a “Cấm đỗ xe trong khu vực”;

– Để cấm đỗ xe theo giờ trong khu vực, phải cắm biển R.E,9b “Cấm đỗ xe theo giờ trong khu vực”;

– Để quy định khu vực đỗ xe, phải cắm biển R.E,9c “Khu vực đỗ xe”;

– Để quy định hạn chế tốc độ tối đa trong khu vực phải cắm biển R.E,9d “Hạn chế tốc độ tối đa trong khu vực”.

*

Hình D.21-Biển “Bắt đầu vào khu vực”

2. Biển hết hiệu lực khu vực

Để chỉ dẫn ra khỏi khu vực có báo cấm, hạn chế hay chỉ dẫn có hiệu lực trong một khu vực phải cắm biển “Ra khỏi khu vực” (biển số R.E,10a; R.E,10b; R.E,10c; R.E,10d)

– Để báo hiệu hết cấm đỗ xe trong khu vực phải cắm biển R.E,10a “Hết cấm đỗ xe trong khu vực”;

– Để báo hiệu hết cấm đỗ xe theo giờ trong khu vực phải cắm biển R.E,10b “Hết cấm đỗ xe theo giờ trong khu vực”;

– Để quy định hết khu vực đỗ xe phải cắm biển R.E,10c “Hết khu vực đỗ xe”;

– Để quy định hết hạn chế tốc độ tối đa trong khu vực phải cắm biển R.E,10d “Hết hạn chế tốc độ tối đa trong khu vực”.

*

Hình D.22-Biển “Ra khỏi khu vực”

3. Báo hiệu có hầm chui và kết thúc hầm chui (biển R.E,11a; R.E,11b theo GMS)

a) Để chỉ dẫn đoạn đường qua hầm có áp dụng quy định giao thông riêng phải cắm biển R.E,11a “Đường hầm”.

b) Để chỉ dẫn hết đoạn đường qua hầm, các quy định giao thông riêng không còn áp dụng, phải cắm biển R.E,11b “ Kết thúc đường hầm”.

*

Hình D.23-Biển báo hiệu hầm chui

4. Biển báo hiệu “Điểm bắt đầu dường đi bộ”:

Biển số I.423c “Điểm bắt đầu đường đi bộ” (biển F,9 theo Hiệp định GMS)

Để chỉ dẫn cho người đi bộ và người lái xe biết nơi bắt đầu đoạn đường dành cho người đi bộ, phải đặt biển số I.423c “Điểm bắt đầu đoạn đường đi bộ”. Biển này không dùng cho các vị trí đi bộ cắt ngang qua đường.

*

Hình E.23b-Biển số I.423c

5. Trên các tuyến đường đối ngoại và các tuyến đường có nhiều người nước ngoài đi lại, để chỉ dẫn sắp đến nơi có vị trí cắm trại, nơi tập kết nhà lưu động phải đặt biển số I.433b “Nơi cắm trại”, biển số I.433c “Nơi dành cho nhà lưu động” hoặc biển số I.433d “Nơi cắm trại và nhà lưu động”.

*

Hình E.35b-Biển báo nơi cắm trại, nhà nghỉ lưu động

Biển số I.433e – Báo hiệu nhà trọ (Youth Hostel)

Trên các tuyến đường đối ngoại và các tuyến đường có nhiều người nước ngoài đi lại, để chỉ dẫn sắp đến nơi có nhà trọ, phải đặt biển số I.433e “Nhà trọ”.

*

Hình E.35c-Biển số I.433e

Biển số I.434a “Bến xe buýt”

Để chỉ dẫn chỗ dừng đỗ xe buýt cho khách lên xuống, phải đặt biển số I.434a “Bến xe buýt”. Biển số I.434a được bố trí kết hợp với biển phụ để chỉ dẫn các thông tin về số hiệu tuyến, tên tuyến, điểm đầu, điểm cuối và lộ trình tuyến xe buýt. Biển phụ có thể bố trí liền kề với biển số I.434a hoặc trong khu vực đón trả khách.

Trong trường hợp chỗ dừng đỗ xe buýt không phải là bến xe theo các quy định hiện hành thì thay chữ “Bến xe buýt” trên biển thành chữ “Điểm dừng xe buýt”.

Trong trường hợp chỗ dừng đỗ dùng để đón trả khách tuyến cố định thì thay chữ “Bến xe buýt” thành chữ “Điểm đón trả khách tuyến cố định” và bỏ chữ “BUS STOP” trên biển.

*

Hình E.36 – Biển số I.434a

6. Biển chỉ dẫn tới địa điểm cắm trại, tới nhà trọ:

Để chỉ dẫn khoảng cách từ nơi đặt biển nơi cắm trại, nơi có nhà trọ; gồm 2 biển: G,7: Địa điểm cắm trại và G,8: Địa điểm nhà trọ.

*

7. Biển báo chỉ dẫn địa điểm

Nhằm chỉ dẫn cho người đi đường biết hướng đến những địa điểm quan trọng, các loại biển báo phân biệt địa điểm chủ yếu bao gồm:

– Ga tàu (biển số I.444a) đặt biển ở trước nơi đường giao nhau chỉ hướng vào ga xe lửa;

– Biển báo sân bay (biển số I.444b) đặt biển ở trước nơi đường giao nhau với đường vào sân bay;

– Biển báo bãi đậu xe (biển số I.444c) đặt biển ở trước nơi đường giao nhau với đường vào bãi đậu xe;

– Biển báo bến xe khách đường dài (biển số I.444d) đặt biển ở trước nơi đường giao nhau với đường vào bến xe khách đường dài;

– Biển chỉ dẫn trạm cấp cứu (biển số I.444e) đặt biển ở nơi đường giao nhau với đường vào bệnh viện và trạm cấp cứu;

– Biển báo bến tàu khách (biển số I.444f) đặt biển ở trước nơi đường giao nhau với đường vào bến tàu khách;

– Biển chỉ dẫn khu danh thắng và du lịch (biển số I.444g) đặt biển ở trước nơi đường giao nhau với đường vào khu danh thắng và du lịch;

– Biển chỉ dẫn trạm xăng (biển số I.444h) đặt biển ở trước nơi đường giao nhau với đường vào trạm bán xăng dầu;

– Biển chỉ dẫn trạm rửa xe (biển số I.444i) đặt biển ở trước nơi đường giao nhau với đường vào trạm phục vụ rửa xe;

– Biển chỉ dẫn bến phà (biển số I.444j) đặt biển ở trước nơi đường giao nhau với đường ra bến phà;

– Biển báo ga tàu điện ngầm (biển số I.444k) đặt biển ở nơi đường giao nhau với đường vào ga tàu điện ngầm;

– Biển chỉ dẫn khu vực dịch vụ cho khách đi đường (biển số I.444l) đặt biển ở trước nơi đường giao nhau với đường vào trạm dừng nghỉ;

– Biển báo trạm sửa chữa xe (biển số I.444m) đặt biển ở trước nơi đường giao nhau với đường vào trạm sửa chữa xe trong khu dịch vụ.

*

8. Biển chỉ dẫn khoảng cách tới địa điểm cắm trại, tới nhà trọ (biển G,7; G,8 theo GMS)

Để chỉ dẫn tới địa điểm cắm trại hoặc nhà trọ, phải đặt biển số S.G,7 “Địa điểm cắm trại” hoặc S.G,8 “Địa điểm nhà trọ”.

*

Hình F.13-Biển chỉ dẫn tới địa điểm cắm trại, tới nhà trọ

9. Chỉ dẫn tới điểm đỗ xe dành cho lái xe muốn sử dụng phương tiện công cộng (biển G,9b theo GMS)

Để chỉ dẫn tới địa điểm đỗ xe dành cho xe có lái xe muốn sử dụng phương tiện công cộng, phải đặt biển số S.G,9b.

*

Hình F.14-Biển số S.G,9b

10. Biển chỉ dẫn số lượng làn và hướng đi cho từng làn (biển S.G,11a; G,11c theo hiệp định GMS)

Để thông báo cho lái xe số làn và hướng đi của từng làn xe, phải cắm biển số S.G,11a; S.G,11c; các biển này phải có số mũi tên bằng số lượng làn xe đi cùng hướng và phải chỉ dẫn số lượng làn xe của hướng đi sắp tới.

Xem thêm: Quện Nhau Là Gì

*

Hình F.15-Biển chỉ dẫn số lượng làn và hướng đi cho từng làn

11. Biển chỉ dẫn làn đường không lưu thông (biển G,12a; G,12b theo hiệp định GMS)

Để chỉ dẫn cho lái xe biết làn đường không lưu thông phải cắm biển S.G,12a; S.G,12b.

*

Hình F.16-Biển chỉ dẫn làn đường không lưu thông

12. Biển báo phụ “Ngoại lệ” (biển H,6 theo hiệp định GMS)

Để chỉ các trường hợp mà biển cấm hoặc hạn chế được coi là không áp dụng đặc biệt cho một nhóm đối tượng tham gia giao thông nào đó phải cắm biển S.H,6 và thể hiện nhóm đối tượng đó cùng với cụm từ “Except – Ngoại lệ”.

*

Hình F.17-Biển số S.H,6

13. Báo hiệu phía trước có công trường thi công

a) Để báo cho người tham gia giao thông biết phía trước có công trường thi công, sửa chữa hoặc nâng cấp, phải đặt biển số I.441 (a,b,c) “Báo hiệu phía trước có công trường thi công”.

b) Biển số I.441 (a,b,c) được đặt ở hai đầu đoạn thi công và cách hai đầu đoạn thi công 500 m, 100 m và 50 m, trước biển số I.440.

c) Cùng với biển số I.441 (a,b,c) phải đặt kèm theo biển số W.227. Khi cần thiết có thể đặt thêm biển P.127 “Tốc độ tối đa cho phép” và biển số P.134 “Hết hạn chế tốc độ tối đa” khi kết thúc đoạn đường thi công.

*

14. Biển chỉ dẫn tên đường:

Để báo tên đường cho các tuyến đường đối ngoại, sử dụng biển số I.449 “Biển tên đường”.

Biển I.449 có nền màu xanh đậm, chữ màu trắng.

*

Hình E.59-Biến số I.449

Đây là ký hiệu chung chỉ đường giao thông xuyên Á (các tuyến đường có lắp đặt hệ thống biển báo này cho phép các xe mang biển kiểm soát của các nước tham gia Hiệp định GMS sẽ được phép lưu hành). Chữ “AH” được ghi trên các biển giao thông là viết tắt của Asian Highway (đường xuyên Á). Theo hướng dẫn của Cục Đường bộ Việt Nam, các tuyến đường bộ đối ngoại ở Việt Nam bao gồm: AH1, AH13, AH14, AH15, AH16, AH17, AH131, AH132.

15. Trạm kiểm tra tải trọng xe

Biển số IE.463 chỉ dẫn đến trạm kiểm tra tải trọng xe (Hình 22), bao gồm: biển số IE.463a chỉ dẫn khoảng cách đến trạm kiểm tra tải trọng xe; Biển số IE.463b chỉ dẫn hướng rẽ vào nơi đặt trạm kiểm tra tải trọng xe; biển số IE.463c chỉ dẫn lối vào trạm kiểm tra tải trọng xe. Biển số IE.463c chỉ lối vào trạm kiểm tra tải trọng xe được đặt ở nút giao giữa đường cao tốc và đường vào trạm kiểm tra tải trọng xe. Chi tiết biển chỉ dẫn đến trạm kiểm tra tải trọng xe được quy định trong Phụ lục P (mục P.15) của Quy chuẩn này.

*

Hình 22 – Biển số IE.463 chỉ dẫn đến trạm kiểm tra tải trọng xe

16. Nhập làn

Biển số IE.467a chỉ dẫn vị trí nhập làn xe, được sử dụng để chỉ dẫn cho người điều khiển phương tiện giao thông biết trước sắp đến vị trí nhập làn xe (Hình 26a). Biển số IE.467a được sử dụng kết hợp với biển chỉ dẫn khoảng cách đến vị trí nhập làn xe (Biển số IE.467b), được thể hiện trong Hình 26b. Biển chỉ dẫn vị trí nhập làn được đặt bên lề đường gần vị trí nút giao tại điểm nhập làn xe. Chi tiết biển chỉ dẫn nhập làn được quy định trong Phụ lục P (mục P.19) của Quy chuẩn này.

*

Hình 26 – Biển số IE.467 chỉ dẫn vị trí nhập làn

16. Số điện thoại khẩn cấp

Biển số IE.470 sử dụng chữ màu trắng trên nền màu xanh lá cây, cung cấp số điện thoại khẩn cấp cho người điều khiển phương tiện giao thông trong trường hợp khẩn cấp, xảy ra sự cố, tai nạn trên đường cao tốc (Hình 29). Biển này được lắp đặt bên lề đường. Chi tiết biển chỉ dẫn số điện thoại khẩn cấp được quy định trong Phụ lục P (mục P.22) của Quy chuẩn này.

*

Hình 29 – Biển số IE.470 chỉ dẫn số điện thoại khẩn cấp

17. Giữ khoảng cách lái xe an toàn

Biển số IE.471 sử dụng chữ màu đen trên nền màu vàng huỳnh quang có viền màu đen (Hình 30). Biển này thông báo cho người điều khiển phương tiện biết để giữ khoảng cách lái xe an toàn khi lưu thông trên đường cao tốc. Quy định chi tiết biển chỉ dẫn giữ khoảng cách lái xe an toàn được trình bày trong Phụ lục P (mục P.23) của Quy chuẩn này.

*

Hình 30 – Biển số IE.471 chỉ dẫn giữ khoảng cách lái xe an toàn

*

Hình 31 – Biển số IE.472 chỉ dẫn khoảng cách đến trạm thu phí

18. Trạm thu phí

Biển số IE.472 sử dụng chữ màu trắng trên nền màu xanh lá cây, được đặt cách trạm thu phí với một khoảng cách phù hợp nhằm thông báo cho người điều khiển phương tiện biết trước chuẩn bị đến trạm thu phí (Hình 31). Biển này được lắp đặt bên lề đường hoặc trên giá kiểu khung. Chi tiết biển chỉ dẫn trạm thu phí và các biển chỉ dẫn khác liên quan đến trạm thu phí được quy định trong Phụ lục P (mục P.24) của Quy chuẩn này.

19. Giảm tốc độ

Biển số IE.473 cảnh báo cho người điều khiển phương tiện chú ý lái xe và giảm tốc độ tại khu vực có nguy cơ mất an toàn giao thông (Hình 32). Biển này sử dụng chữ màu đen trên nền màu vàng huỳnh quang, được đặt tại các vị trí cần thiết phải giảm tốc độ, như vào khu vực đường cong nguy hiểm hoặc khu vực sắp đến trạm thu phí, trạm kiểm tra tải trọng xe, trạm dừng nghỉ, khu vực hay có sương mù, …. Thông thường, biển này được lắp đặt bên lề đường ở vị trí dễ quan sát hoặc trên giá kiểu khung. Chi tiết biển chỉ dẫn giảm tốc độ được quy định tại Phụ lục P (mục P.25) của Quy chuẩn này.

Xem thêm: Chế Bản Là Gì – Chế Bản In Là Gì

*

Hình 32 – Biển số IE.473 chỉ dẫn giảm tốc độ

20. Lối ra đường cao tốc

Biển số IE.474 sử dụng chữ màu trắng trên nền màu xanh lá cây, chỉ dẫn lối ra đường cao tốc, được đặt bên lề đường hoặc trên giá kiểu khung tại vị trí trước lối ra đường cao tốc (Hình 33). Chi tiết biển chỉ dẫn lối ra đường cao tốc được quy định trong Phụ lục P (mục P.26) của Quy chuẩn này.

*

Hình 33 – Biển số IE.474 chỉ dẫn lối ra

Ngoài ra, trong hệ thống biển báo hiệu Việt Nam có một số kiểu biển báo được điều chỉnh về mặt nội dung (thêm chữ bằng tiếng Anh) trong nội dung của biển báo để tiện cho người nước ngoài tham gia giao thông trên các tuyến đường đối ngoại theo Hiệp định GMS. Ví dụ:

Chuyên mục: Hỏi Đáp