Tổng hợp Lãnh Sự Quán Tiếng Anh Là Gì, Phân Biệt Đại Sứ Quán Và Lãnh Sự Quán

Nhận định Lãnh Sự Quán Tiếng Anh Là Gì, Phân Biệt Đại Sứ Quán Và Lãnh Sự Quán là ý tưởng trong nội dung hiện tại của KTĐT Lễ Hội Phượng Hoàng. Đọc nội dung để biết chi tiết nhé.

Trang chủ » Tư vấn pháp luật » Đại sứ quán là gì? Lãnh sự quán là gì? Phân biệt Đại sự quán và Lãnh sự quán?

Đại sứ quán (Embassy) là gì? Lãnh sự quán (Consulate) là gì? Đại sứ quán tiếng Anh là gì? Lãnh sự quán tiếng Anh là gì? Phân biệt Đại sự quán và Lãnh sự quán?

Nhiều người hiện nay vẫn đang nhầm lẫn giữa đại sứ quán và lãnh sự quán. Đây là hai cơ quan mà mỗi người khi muốn xin thị thực đến một nước sẽ phải nộp hồ sơ đến hai cơ quan này.

Bạn đang xem: Lãnh sự quán tiếng anh là gì

*

Luật sư tư vấn pháp luật về đại sứ quán, lãnh sự quán: 1900.6568

1. Đại sứ quán là gì?

Đại sứ quán là cơ quan đại diện ngoại giao của một quốc gia này tại một quốc gia khác được thiết lập khi hai nước có quan hệ ngoại giao và đồng ý thiết lập cơ quan ngoại giao. Đại sứ quán luôn đặt ở thủ đô của một quốc gia. Do đó, tất cả các Đại sứ quán của các quốc gia khác tại Việt Nam đều đóng tại Hà Nội cũng như Đại sứ quán của Việt nam luôn nằm tại thủ đô của nước bạn.

Vậy nên nếu hai nước có quan hệ ngoại giao mà không đồng ý thiết lập cơ quan ngoại giao thì không có Đại Sứ Quán ở hai nước đó. Người đứng đầu cơ quan này là Ngài Đại Sứ (hay còn gọi là Ngài Đại Sứ Đặc Mệnh Toàn Quyền), ngoài ra còn các chức vụ khác như là Tham tán, Bí thư, Tùy viên,…

Đại Sứ Quán hoạt động trong nhiều lĩnh vực như chính trị, kinh tế, quân sự. Tương ứng với đó, trong Đại Sứ Quán cũng có những cơ quan thực hiện chức năng chuyên trách theo từng mảng quản lý.

Chức năng chính của các Đại Sứ Quán bao gồm: quảng bá hình ảnh của đất nước và thúc đẩy giao lưu văn hóa với nước ngoài, cung cấp thông tin liên lạc cho công dân nước mình tại nước sở tại, xử lý giấy tờ và tư vấn thủ tục cần thiết cho công dân nước mình tại nước sở tại, đảm bảo an ninh cho công dân nước mình ở nước sở tại…

Ngoài ra Đại Sứ Quán còn đem đến cơ hội việc làm cũng như hỗ trợ giáo dục cộng đồng thông qua các chương trình về du học, học bổng cho các cấp học,…

Đại Sứ sẽ chịu trách nhiệm báo cáo lên Bộ Ngoại Giao của nước sở tại về các vấn đề liên quan. Đại Sứ có thể thay mặt chính phủ nước đó truyền đạt các ý kiến quan trọng và có quyền hạn trên phạm vi cả nước trong các vấn đề như visa, kinh tế, chính trị, văn hóa,…Một trong số những hoạt động đặc trưng mà mọi người hay tìm đến Đại Sứ Quán đó là xin cấp Thị thực (Visa) để đi tới nước của Đại Sứ Quán đó.

Đại Sứ Quán luôn luôn được đặt tại thủ đô của một quốc gia. Đại Sứ Quán của các quốc gia khác ở Việt Nam đều đặt tại thủ đô Hà Nội và ngược lại, Đại Sứ Quán của Việt Nam cũng được đặt tại thủ đô của các nước bạn.

2. Lãnh sự quán là gì?

Lãnh sự quán là một trong những cơ quan lãnh sự theo định nghĩa tại Công ước Viên về quan hệ lãnh sự 1963. “Cơ quan lãnh sự” có nghĩa là Tổng lãnh sự quán, Lãnh sự quán, Phó lãnh sự quán hoặc Đại lý lãnh sự quán.

Lãnh sự quán là cơ quan ngoại giao của một nước được đặt ở thành phố của một nước khác, phụ trách một vùng nào đó. Đây là nơi làm việc của Tổng Lãnh sự và các nhân viên ngoại giao. Cơ quan này được thiết lập sau Đại Sứ Quán, do các yếu tố khác như khối lượng công việc, yếu tố địa lý…

Các chức năng lãnh sự gồm có:

a) Bảo vệ tại Nước tiếp nhận các quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, pháp nhân và công dân Nước cử, trong phạm vi luật pháp quốc tế cho phép;

b) Phát triển quan hệ thương mại, kinh tế, văn hoá và khoa học giữa Nước cử và Nước tiếp nhận cũng như thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa hai nước phù hợp với các quy định của Công ước này;

c) Bằng mọi biện pháp hợp pháp, tìm hiểu tình hình và diễn biến trong đời sống thương mại, kinh tế, văn hoá và khoa học của Nước tiếp nhận, báo cáo tình hình đó về Chính phủ Nước cử và cung cấp thông tin cho những người quan tâm;

d) Cấp hộ chiếu và giấy tờ đi lại cho công dân Nước cử và cấp thị thực hoặc các giấy tờ thích hợp cho những người muốn đến Nước cử;

e) Giúp đỡ công dân bao gồm cả thể nhân và pháp nhân của Nước cử;

f) Hoạt động với tư cách là công chứng viên và hộ tịch viên và thực hiện những chức năng tương tự, cũng như thực hiện một số chức năng có tính chất hành chính, với điều kiện không trái với luật và quy định của Nước tiếp nhận;

g) Bảo vệ quyền lợi của công dân bao gồm cả thể nhân và pháp nhân của Nước cử trong trường hợp thừa kế di sản trên lãnh thổ Nước tiếp nhận, phù hợp với luật và quy định của Nước tiếp nhận;

h) Trong phạm vi luật và quy định của Nước tiếp nhận, bảo vệ quyền lợi của những vị thành niên và những người bị hạn chế năng lực hành vi là công dân Nước cử, đặc biệt trong trường hợp cần bố trí sự giám hộ hoặc đỡ đầu cho những người này;

i) Phù hợp với thực tiễn và thủ tục hiện hành ở Nước tiếp nhận, đại diện hoặc thu xếp việc đại diện thích hợp cho công dân Nước cử trước toàn án và các nhà chức trách khác của Nước tiếp nhận, nhằm đưa ra những biện pháp tạm thời phù hợp với luật và quy định của nước tiếp nhận để bảo vệ các quyền và lợi ích của các công dân đó, nếu vì vắng mặt hoặc vì một lý do nào khác, họ không thể kịp thời bảo vệ các quyền và lợi ích của họ;

j) Chuyển giao các tài liệu tư pháp và không tư pháp, hoặc thực hiện các uỷ thác tư pháp hoặc uỷ thác lấy lời khai cho các toà án ở Nước cử phù hợp với các điều ước quốc tế hiện hành, hoặc nếu không có những điều ước quốc tế như vậy thì theo bất cứ cách nào khác phù hợp với luật và quy định của Nước tiếp nhận;

k) Thực hiện quyền giám sát và thanh tra mà luật và quy định của Nước cử cho phép, đối với tàu thuỷ có quốc tịch Nước cử, tàu bay đăng ký ở Nước này, thuyền bộ và tổ bay;

l) Giúp đỡ tàu thuỷ và tàu bay nêu ở mục (k) của điều này, và giúp các thành viên của thuyền bộ và tổ bay trên các tàu thuỷ và tàu bay đó, nhận các lời khai về hành trình của tàu, kiểm tra và đóng dấu giấy tờ của tàu và không ảnh hưởng đến quyền hạn của nhà chức trách Nước tiếp nhận, tiến hành điều tra các sự kiện xảy ra trong hành trình của tàu và giải quyết các tranh chấp dưới bất cứ dạng nào giữa thuyền trưởng, các sĩ quan và thuỷ thủ trong phạm vi cho phép của luật và các quy định của Nước cử;

m) Thực hiện các chức năng khác do Nước cử giao cho cơ quan lãnh sự, nếu điều đó không bị luật và quy định của Nước tiếp nhận ngăn cấm hoặc không bị Nước tiếp nhận phản đối hoặc điều đó được quy định trong điều ước quốc tế hiện hành giữa Nước cử và Nước tiếp nhận.

Các Lãnh Sự Quán của các quốc gia khác tại Việt Nam hầu hết đóng ở Thành Phố Hồ Chí Minh, có một số ít ở Đà Nẵng.

3. Đại sứ quán tiếng Anh là gì?

Đại sứ quán trong tiếng anh là Embassy

4. Lãnh sự quán tiếng Anh là gì?

Lãnh sự quán trong tiếng anh là Consulate

Ngoài ra, một số các thuật ngữ liên quan đến lĩnh vực này như sau:

Diplomatic: Ngoại giao Alliance: khối liên minh, khối đồng minh Ambassador: đại sứ Foreign Office: Bộ ngoại giao Collaboration: Sự cộng tác Conciliatory: hòa giải Commerce: thương mại, sự giao thiệp Convention: hội nghị, hiệp định, sự thỏa thuận Agreement: Hiệp định Ministerial Meeting: Hội nghị Bộ trưởng International Conference: Hội nghị quốc tế Treaty: Hiệp ước Preliminary Agreement: Hiệp định sơ bộ Resolution: Nghị quyết Clause: Điều khoản Protocol: Nghị định thư Cooperation in all fields: hợp tác về mọi mặt Stipulation: Điều quy định

5. Phân biệt Đại sự quán và Lãnh sự quán?

Tiêu chí Đại Sứ Quán Lãnh sự quán
Khái niệm Đại sứ quán là gì?Là cơ quan đại diện ngoại giao của một quốc gia này tại một quốc gia khác được thiết lập khi 2 nước có quan hệ ngoại giao và đồng ý thiết lập cơ quan ngoại giao. Lãnh Sự Quán là gì?Là cơ quan ngoại giao của một nước được đặt ở thành phố của một nước khác, phụ trách một vùng nào đó.

Xem thêm: 0799 Là Mạng Gì – Sim đầu Số 0799 Mobifone

Mục đích thiết lập Đại sứ quán (ĐSQ) được thiết lập khi 2 nước có quan hệ ngoại giao và đồng ý thiết lập cơ quan ngoại giao. Cơ quan này được thiết lập sau Đại Sứ Quán, khi quan hệ ngoại giao của 2 nước đạt đến một mức nào đó, thấy cần thiết phải có thêm Tổng Lãnh Sự Quán.
Vị trí ĐSQ luôn luôn đặt tại thủ đô, như vậy tất cả đại sứ quán đều đóng tại Hà Nội. Tổng Lãnh Sự quán thường được đặt ở các thành phố lớn. Như tất cả Tổng Lãnh Sự Quán các nước đều đóng tại TP. HCM, có một vài quốc gia có thêm Tổng Lãnh Sự Quán tại Đà Nẵng.Hiện tại các TLSQ ở các nước phụ trách khoảng 30 tỉnh, thành phía Nam (tính từ miền Trung vào, số lượng và phạm vi có thay đổi tùy theo nước)
Chức vụ Người đứng đầu là Đại Sứ, tiếp đó là các chức vụ khác như Tham tán, Bí thư, Tùy viên,….. Người đứng đầu TLSQ là Tổng Lãnh Sự, tiếp đó là Phó Tổng Lãnh Sự, Lãnh Sự, Phó Lãnh Sự, Tùy Viên,…
Nhiệm vụ quyền hạn của người đứng đầu – Người đứng đầu Đại Sứ Quán là Ngài Đại Sứ (hay còn gọi là Ngài Đại Sứ Đặc Mệnh Toàn Quyền) có quyền hạn trên phạm vi cả nước trong các vấn đề như visa, kinh tế, văn hóa, chính trị,…– Đại Sứ sẽ chịu trách nhiệm báo cáo lên Bộ Ngoại Giao của nước sở tại. – Cấp trên của Ngài Tổng Lãnh Sự là Bộ Trưởng Ngoại Giao, TLSQ cũng báo cáo lên Bộ Ngoại Giao, không phải báo cáo lên Đại Sứ Quán.– TLSQ nhỏ hơn Đại sứ Quán nhưng hoạt động độc lập với Đại Sứ Quán.

– TLSQ cũng làm các việc như ĐSQ và có trách nhiệm trong

Về ngoại giao – Chỉ Ngài Đại Sứ Đặc Mệnh Toàn Quyền mới có thể thay mặt chính phủ nước đó truyền đạt các ý kiến quan trọng. – TLSQ có trách nhiệm trong vùng mình quản lý.
Lĩnh vực hoạt động Hoạt động của ĐSQ rộng hơn, gồm nhiều lĩnh vực chính trị, quân sự, kinh tế,.. Hoạt động của TLSQ hẹp hơn, chủ yếu là kinh tế và visa.

Xem thêm: Per Capita Là Gì – Định Nghĩa, Ví Dụ, Giải Thích

Như vậy, thị thực (Visa) của một quốc gia nào đó sẽ được Đại Sứ Quán hoặc Tổng Lãnh Sự Quán của quốc gia đó tại Việt Nam xét duyệt. Người lưu trú ở các tỉnh miền Bắc và miền Bắc Trung Bộ có thể nộp đơn xin thị thực (Visa) tại Đại Sứ Quán quốc gia đó tại Hà Nội, người lưu trú ở các tỉnh miền Nam và Nam Trung Bộ có thể đến nộp tại Tổng Lãnh Sự Quán quốc gia đó tại TP. HCM (có thể ở TP. Đà Nẵng).
Chuyên mục: Hỏi Đáp