Tìm hiểu Saturation Là Gì – định Nghĩa, Ví Dụ, Giải Thích là conpect trong bài viết hôm nay của Lễ Hội Phượng Hoàng. Tham khảo content để biết chi tiết nhé.
Saturation là gì? chính là câu hỏi được nhiều nhà thiết kế đề cập. Thực chất, đây là một thuật ngữ không còn quá xa lạ đối với những nhà thiết kế chuyên nghiệp. Để có thể có câu trả lời chính xác nhất cho thắc mắc này, cũng như biết cách phân biệt Saturation và Vibrance trong thiết kế, bạn hãy tham khảo thêm bài viết dưới đây nhé!
Saturation là gì?
Định nghĩa Saturation
Khi sử dụng phần mềm Photoshop hoặc bất cứ phần mềm thiết kế đồ họa nào đi chăng nữa thì nhà thiết kế cũng cần phải nắm được thuật ngữ Saturation. Đây được xem là công cụ chỉnh sửa ảnh chuyên nghiệp, giúp cho sản phẩm thiết kế của bạn trở nên hoàn hảo hơn.
Hiểu một cách đơn giản, Saturation là độ rực màu hoặc độ bão hòa của màu, nó còn được hiểu là mức độ sử dụng của một màu nhất định nhiều hay ít. Như vậy, nếu như bạn sử dụng màu nào đó với mức độ nhiều thì độ Saturation cũng tăng lên.
Bạn đang xem: Saturation là gì
Saturation là độ rực hay còn gọi là độ bão hòa của màu trong Photoshop
Điều này cũng đồng nghĩa với màu sắc đó càng tươi, rực rỡ và trở nên chói hơn. Ngược lại, nếu bạn sử dụng ít mức màu thì độ Saturation cũng giảm xuống, và màu đó sẽ trở nên nhạt và kém tươi hơn.
Tìm hiểu thêm các kiến thức về thiết kế ảnh trong khóa học: Photoshop cho người mới bắt đầu
Định nghĩa Vibrance
Khi nắm được định nghĩa Saturation là gì thì nhiều người cũng có chung thắc mắc là Vibrance là gì, bởi 2 định nghĩa này thường được sử dụng song hành cùng với nhau trong thiết kế đồ họa.
Tương tự như Saturation, Vibrance cũng dùng để chỉ độ bão hòa màu hay còn gọi là độ rực của màu. Theo đó, khi tăng độ Vibrance lên thì màu sẽ tươi, rực rỡ và chói mắt hơn, còn nếu người dùng giảm độ Vibrance xuống cũng đồng nghĩa với mức màu sẽ giảm, màu kém tươi, nhạt nhòa hơn. Đặc biệt, nếu giảm xuống còn độ 0 thì màu sẽ chỉ còn là màu xám.
Cách phân biệt Saturation và Vibrance
Sau khi đã nắm được định nghĩa Saturation là gì và Vibrance là gì thì các nhà thiết kế cần nắm được cách phân biệt tính năng của 2 công cụ này. Mặc dù, về tính chất, Saturation và Vibrance hoàn toàn giống nhau, tuy nhiên tính ứng dụng vẫn có một số điểm khác biệt, người dùng cần nắm vững để sản phẩm thiết kế được hoàn hảo hơn. Cụ thể như sau:
Tính năng của Saturation và Vibrance hoàn toàn khác nhau
Tính năng của Saturation
Đối với Saturation, khi người dùng sử dụng hệ thống tăng hoặc giảm cường độ của các màu trên hình thì đồng loạt các hình sẽ thay đổi cùng lúc. Tuy nhiên, màu sắc trên hình có thể “bị cháy”, mất nét, mất chi tiết nếu người dùng tăng lượng màu vượt ngưỡng mức độ bão hòa cho phép.
Có thể lấy ví dụ như khi bạn hòa muối vào một cốc nước, nếu bạn cho quá nhiều muối và quá ít nước thì muối sẽ không thể hoàn tan mà lại lắng xuống đáy ly. Đặc biệt, đối với những hình ảnh là người thì nếu bạn tăng Saturation quá mức sẽ khiến màu da trở nên đậm hơn và thiếu tự nhiên. Do đó, khi đề cập đến Saturation là gì, bạn cần nắm vững tính năng này để không làm hỏng hình ảnh thiết kế của mình.
Tính năng của Vibrance
Tương tự như Saturation, Vibrance cũng có tính năng giảm hoặc tăng cường độ của các màu trên cùng một hình ảnh. Tuy nhiên, điểm mạnh mà Vibrance mang lại cho người dùng đó là nén màu, không cho một màu nào vượt mức bão hòa.
Xem thêm: Năm 2020 Là Con Gì – 2020 Là Năm Con Gì
Như vậy, trên cùng một hình, nếu đồng loạt tăng các màu, những màu đạt đến độ bão hòa sẽ dừng lại, còn những màu chưa vượt ngưỡng sẽ được tiếp tục tăng cho đến khi đạt được mức bão hòa như những màu khác trên cùng một khung hình.
Nhờ ưu điểm tuyệt vời này của Vibrance, mà các chi tiết trên hình sẽ được giữ nét tốt hơn, tránh trường hợp “bị cháy” hoặc vỡ nét. Đặc biệt, khi chỉnh màu đối với da người thì sẽ giúp cho bức hình có được sự tự nhiên, không bị đậm quá như khi bạn sử dụng Saturation.
Cách sử dụng lệnh Hue/Saturation
Bên cạnh việc nắm được Saturation là gì thì nhà thiết kế còn phải biết cách sử dụng lệnh Hue/Saturation để chỉnh màu sắc cho ảnh. Để có thể sử dụng chính xác nhất lệnh này, bạn hãy thực hiện theo các bước sau đây:
Cách sử dụng lệnh Hue/Saturation không quá khó như bạn nghĩ
– Bước 1: Bấm Ctrl-U hoặc chọn “lớp điều chỉnh” từ Menu Layer -> New Layer Adjustments -> Hue/Saturation. Như vậy, bạn đã mở thành công hộp thoại Hue/Saturation.
– Bước 2: Trong khung Edit, bạn chọn Master để điều chỉnh đồng loạt các màu trên hình. Hoặc trung khung Edit, bạn có thể chọn một thành phần màu nào đó để hiệu chỉnh ngay trên chính thành phần này.
– Bước 3: Rê chuột trên thanh Hue sang phải hoặc sang trái để thay đổi màu sắc các thành phần đã chọn.
– Bước 4: Rê chuột sang phải trên thanh Saturation để tăng độ bão hòa và giảm bằng cách rê sang trái.
– Bước 5: Rê chuột trên thanh Lightness sang phải để tăng độ sáng và giảm độ sáng bằng cách rê sang trái. Như vậy, bạn đã hiệu chỉnh xong phần màu sắc cho bức ảnh.
Cơ bản, chúng ta đã nằm lòng được kiến thức về Saturation là gì. Tuy nhiên, để bổ trợ thêm về kiến thức cũng như thực hành, bạn nên trang bị cho mình khóa học “Trở thành nhà thiết kế chuyên nghiệp với Adobe Photoshop CC 2015” của giảng viên Lê Đức Lợi trên UNICA.
Xem thêm: Market Size Là Gì – Quy Mô Thị Trường
Tham khảo khóa học “Trở thành nhà thiết kế chuyên nghiệp với Adobe Photoshop CC 2015”
Khóa học “Trở thành nhà thiết kế chuyên nghiệp với Adobe Photoshop CC 2015”
Khóa học được xây dựng dựa trên nhu cầu mong muốn muốn phát triển bản thân để học thiết kế đòa họa, yêu thích kỹ năng chỉnh sửa ảnh. ới nội dung khóa học lên tới 107 bài học trong thời lượng 11 giờ 39 phút bạn sẽ được đem đến đầy đủ tất cả những kiến thức cần thiết về công cụ Photoshop, nắm được kỹ xảo, cách blend màu, chỉnh sửa giao diện website đỉnh cao.
XEM CHI TIẾT KHÓA HỌC
UNICA hy vọng, qua bài viết trên, bạn đã nắm được Saturation là gì, cách phân biệt giữa Saturation và Vibrance cũng như cách sử dụng Saturation đúng chuẩn. Ngoài ra bạn đừng bỏ lỡ những khoá học thiết kế đến từ những chuyên gia hàng đầu Unica. Chắc chắn đây sẽ là một kho tàng kiến thức chia sẻ đến bạn vô vàn những điều bổ ích trong thiết kế. Chúc bạn thành công!
Chuyên mục: Hỏi Đáp