Review Flat Fee Là Gì – Flat Cost Là Gì

Nhận xét Flat Fee Là Gì – Flat Cost Là Gì là conpect trong nội dung bây giờ của Lễ Hội Phượng Hoàng. Tham khảo content để biết chi tiết nhé.

*
Ngồi như thế này trong tiếng Anh gọi là manspreading…

Bạn đang xem: Flat fee là gì

(TBKTSG Online) – Nhìn ở góc độ học tiếng Anh, cái khoái của người trực tin quốc tế là luôn gặp những điều mới mẻ mà nếu không sẽ khó lòng bắt gặp ở nguồn thông tin khác như sách giáo khoa chẳng hạn.

Ví dụ với cái tít “How San Francisco public transit is fighting back against manspreaders” sẽ học được từ manspreading (ngồi trên xe lửa, xe buýt mà chảng hảng hai chân chiếm chỗ người khác), người ngồi như vậy gọi là manspreader.

Đó là từ, còn ý thì ví dụ tít này “Harriet Tubman once staged a sit-in to get $20. The Treasury just gave her all of them”. Harriet Tubman là một phụ nữ da đen nổi tiếng chống chế độ nô lệ. Phần đầu của tít nói đến lần bà tổ chức ngồi lỳ để kiếm 20 đô-la để cứu cha khỏi cảnh nô lệ. Phần sau nói đến quyết định của Bộ Tài chính Mỹ sẽ in hình bà lên mặt trước tờ 20 đô-la.

Đôi lúc đó còn là cách diễn đạt, chẳng hạn, cũng chuyện in hình phụ nữ lên tiền giấy, câu “The US is finally putting a woman on the $20 bill — but 48 other countries beat us to it” giúp chúng ta học thêm cách nói beat us to it (đã làm trước chúng ta rồi).

Nhưng nhiều nhất vẫn là từ quen thuộc được dùng theo nghĩa mới. Đây là loại gây khó cho người đọc nhiều hơn cả vì cứ tưởng nó đâu có gì để tra cứu từ điển. Ví dụ câu này trong bài “Why put a ring on it?” (Lấy chồng làm gì ?): “In 2012 Mitt Romney narrowly carried married women, while the unmarried rushed to Barack Obama in their millions, giving him a 36-point margin”. Đọc thì ai cũng còn nhớ lần tranh cử tổng thống Mỹ năm 2012 giữa Mitt Romney và Obama nhưng sao lại có chuyện ông Romney “carried married women”? Ấy là bởi trong văn chính trị, carry là thắng phiếu, narrowly carried married women là chật vật thắng phiếu bầu của phụ nữ đã lập gia đình. Năm đó Obama thu phục được phụ nữ chưa chồng nhiều hơn.

Xem thêm: Làm Việc Độc Lập Tiếng Anh Là Gì, Từ Vựng Trong Cv Tiếng Anh Bạn Cần Biết

Ở đây kinh nghiệm là để hiểu các tình huống nói trên, cách đầu tiên là đừng có dịch để hiểu bởi đọc để hiểu khác với dịch, nó dễ hơn nhiều lần chứ không có gì phải vò đầu bứt tai. Lấy câu này: As revenue from digital downloads declines, the music industry is pinning its hopes on the all-access, flat-fee model of streaming. Đọc thì rất dễ hiểu, bán nhạc cho người ta tải về dạo này giảm quá nên giới âm nhạc bèn đặt hết kỳ vọng vào mô hình streaming theo kiểu all-access, flat-fee. Nói ra theo kiểu đó, ắt chúng ta sẽ bị chê là không rành tiếng Việt, nói mà chêm tiếng Tây, tiếng U nghe rất kỳ. Chê vậy là đúng nhưng ở đây chúng ta đang nói về cái dòng suy nghĩ của người đọc để hiểu chứ không phải nội dung trò chuyện giữa hai người với nhau.

Cái dòng suy nghĩ khi thấy từ streaming, chúng ta liên tưởng ngay đến cách nghe nhạc trực tuyến, mở wifi, chọn bài từ một dịch vụ nào đó như Zing MP3 hay Spotify, bài nhạc sẽ chạy về máy (buffering) một chốc rồi bắt đầu phát nhạc, vừa phát vừa tải về. Nó khác với download. Download là tải hết về máy rồi sau đó mới làm gì thì làm. Đằng này là nghe thẳng luôn. Xem video trên YouTube cũng vậy. Rồi nhiều người rành công nghệ dùng máy điện thoại di động bắn nội dung lên TV hay lên loa bluetooth để nghe, cũng là một dạng streaming.

Nhưng nếu bắt các bạn dịch cho chính xác từ streaming ra tiếng Việt, ắt cái dòng suy nghĩ nói trên sẽ khựng lại, ngắt ngứ liền vì tiếng Việt chưa có từ nào thật gọn, thật đắt để dịch streaming. Các từ khác thì không đến nỗi khó như vậy nhưng cái hình ảnh mà tiếng Anh đem lại nhiều lúc dễ hình dung ra so với dịch sang tiếng Việt.

Flat fee vì gắn với mức $9.99 mà hầu như dịch vụ nghe nhạc trực tuyến nào cũng tính cho người nghe nên dễ hiểu hơn là “một mức phí không đổi”. Còn người nào chưa hiểu mà dịch thành “phí phẳng” thì càng gây khó hiểu hơn.

Xem thêm: Ptosis Là Gì – Sụp Mí Mắt (Ptosis)

All-access cũng vậy – nghe hết cả kho 30 triệu bài hát, không hạn chế gì cả…

Cái lỗi dịch để hiểu là lỗi phổ biến mà tội đồ đầu tiên chính là các tập sách giáo khoa một thời được dịch song ngữ, bên tiếng Anh bên tiếng Việt. Cái hại của nó là cuối cùng người học học tiếng Việt – một thứ tiếng Việt lơ lớ chứ không còn học tiếng Anh nữa.

Chuyên mục: Hỏi Đáp