Review Elevation Là Gì – Elevation Gain Là Gì

Bình luận Elevation Là Gì – Elevation Gain Là Gì là conpect trong bài viết bây giờ của Lễ Hội Phượng Hoàng. Tham khảo bài viết để biết chi tiết nhé.

Trong chạy bộ có khá nhiều từ mà nếu bạn mới tiếp xúc lần đầu có thể sẽ không biết nó là gì. Với danh sách thuật ngữ chạy bộ dưới đây sẽ giúp bạn hiểu các khải niệm về chạy bộ 1 cách đầy đủ hơn.

Bạn đang xem: Elevation là gì

*

Chắc hẳn khi bạn tìm hiểu các cuộc thi chạy bộ sẽ thường được nghe rất nhiều cụm từ như là Pace, 5k, 10k, …đúng không nào. Và không phải ai cũng có thể hiểu được hết các từ này chỉ về vấn đề gì.

Vì thế chúng ta bắt đầu tìm hiểu các thuật ngữ chạy bộ thôi nào

Các thuật ngữ trong chạy bộ thường gặp

5k, 10k, 21k, 42k

4 Đứa này là gặp cực kỳ nhiều trong các cuộc thi chạy bộ luôn. Và nhiều người cũng có thể đoán đoạn đó là gì đúng không nào. Đúng vậy, đó chính là chỉ khoảng cách của cuộc đua đó.

5k: Ngắn gọn là chạy 5km hay còn gọi là 5k Run, đây là cự ly chạy phổ kiến nhất trong các cuộc thi chạy bộ và phù hợp cho những người mới bắt đầu.10k: Tất nhiên là 10km rồi và nó là cự ly chạy nâng cao hơn 1 chút so với 5k.21k: Ngoài chỉ cự ly 21km bạn có thể còn nghe đến với tên khác là Half-Marathon và cự ly này thường dành cho người chuyên nghiệp trở lên.42k: Chạy 42.2km tức là bạn đã tham gia 1 cuộc thi Marathon thứ thiệt và chỉ cuộc đua này chỉ thật sự dành cho những người gan góc thật sự tham gia.

Base Run

Base run (chạy nền) có nghĩa là chỉ các buổi chạy có cự ly từ ngắn đến trung bình và được thực hiện với tộc đọ chạy quen thuộc của bạn. Mục đích là để giúp bạn xây dựng sức bền.

Base run nên được thực hiện thường xuyên để học cách cải thiện bước chạy, tư thế chạy, cách hít thở, rèn luyện tim mạch….

Interval Run

Interval Run (chạy biên tốc) là cách chạy với những đoạn ngắn và thường dùng để tập tăng tốc độ, sức chịu đựng và tăng sự dẻo dai cho cơ thể.

Cách chạy có thể là chạy ở tốc độ cao hay chậm hoặc có khi là đứng tại chỗ để lấy lại sức

BIB

Thuật ngữ chạy bộ này gặp rất nhiều. BIB nói dễ hiểu đó chính là số báo danh khi tham gia 1 cuộc chạy bộ nào đó được in cho mỗi VĐV tham gia và mỗi người sẽ có 1 số khác nhau. Ngoài ra ở 1 số cuôc thi có nhiều cự ly thì BIB còn có màu sắc để giúp các hướng dẫn viên hướng dẫn VĐV chạy bộ đúng đường hơn.

Cadence

Cadence có nghĩa là “nhịp bước chạy” hay dễ hiểu hơn là số bước chân chạy được trong 1 phút. 1 người chuyên nghiệp có thể đạt được hơn 180 bước/phút.

Cadence cũng đôi khi chỉ tính cho 1 bên chân trái hoặc phải, và khi đó tất nhiên giá trị của Cadence cũng giảm đi 1 nửa.

Fartlek

Fartlek trong tiếng Thụy Điển có nghĩa là “trò chơi tốc độ”. Nghĩa là bạn sẽ thực hiện 1 buổi chạy có sự kết hợp của Chạy nền (Base Run) và chạy biến tốc (Interval Run) cùng với nhau. Fartlek được tùy biến dựa theo khả năng sáng tạo của bạn và dược xem như là cách để thay đổi “khẩu vị” trong chạy bộ.

Hill Repeats 

Hill Repeats có nghĩa là bạn sẽ thực hiện một buổi chạy bộ lên dốc và thực hiện lại nhiều lần. Nó giúp rèn luyện sức bền và khả năng hô hấp của bạn khi chạy bộ đường dài.

Jogging 

Jogging là 1 cách chạy hoặc đi bộ thư giãn ở tốc độ chậm và thoải mái. Mục đích chính là để duy trì sức khỏe và thể chất chứ không phải dành cho thi đấu.

Xem thêm: Convolutional Neural Network Là Gì

Shoe Last 

Shoe Last hay gọi là “Last giày” là 1 chiếc “phôi” giày được mô phỏng trong việc sản xuất giày. Last giày có thể là bằng gỗ (cho giày da) hoặc bằng nhựa (cho giày thể thao).

Long Run

Long Run thì có lẽ là thuật ngữ chạy bộ khá dễ hiểu đúng không nào. Từ này để chỉ các buổi chạy bộ rất dài đủ để khiến bạn cảm thấy kiệt sức. Tập Long Run sẽ giúp cải thiện sức chịu đựng của cơ thể.

Pace

Pace là 1 thuật ngữ chạy bộ được gặp khá thường xuyên nó có nghĩa là tốc độ khi chạy. Nó được tính dựa vào số phút bạn hoàn thành được 1km.

Ví dụ

Pace 6:00/km: tức là tốc độ 6 phút/km

PR

PR không có nghĩa là quảng cáo như bạn vẫn thường nghe đâu ha, PR trong chạy bộ là viết tắt của từ Personal Record tức là kỉ lục chạy bộ cá nhân của bạn.

Progressive Run

Progressive Run (hay Chạy tăng tốc) là buổi chạy mà bạn sẽ bắt đầu với tốc độ nền của mình và từ từ tăng nhanh đến khi kết thúc và tốc độ ở giai đoạn cuối thường sẽ tương đương với tốc độ bạn dự tính sẽ chạy khi thi đấu.

Recovery Run

Recovery Run có thể hiểu là chạy phục hồi, bạn sẽ thực hiện các buổi chạy ngắn và nhẹ nhàng để thư giãn và phục hồi. Mục đích của việc này là giúp bạn duy trì thể lực và thói quen chạy bộ nhưng vẫn đảm bảo cơ thể bạn có thời gian nghỉ ngơi và thường được áp dụng sau các buổi chạy dài, chạy nhanh. Trong tập gym cũng thường áp dụng cách chạy này để phục hồi sau những ngày tập luyện đó.

RICE

RICE không phải là gạo nha các bạn, đây là từ viết tắt của cụm từ Rest, ICE, Compression, Elevation. Đây là thuật ngữ trong chạy bộ chỉ 4 kĩ thuật dùng trong chữa trị và phục hồi chấn thương trong thể thao:

Rest: Nghỉ ngơiIce: Chườm đáCompression: Chỉ bó ép, mặc đồ bó sát giúp phục hồi chấn thường nhanh hơn.Elevation: Gác cao chân, giúp máu chảy về tim dễ hơn, tránh bị phù nề.

Tempo Run

Tempo Run giống như Base run chỉ khác là bạn sẽ chạy với tốc độ cao hơn mức trung bình mà bạn chạy với Base Run. Nó thường áp dụng khi bạn dự tính sẽ chạy với tốc độ đó trong 1 cuộc thi sắp tới và mục tiêu là sẽ duy trì nó ít nhất là 20-60 phút liên tục.

Track: Track là cự ly 1 vòng sân vận động và có chiều dài là 400m.

Heart Rate

Heart Rate là nhịp tim hiện tại được thể hiện trên các thiết bị đo nhịp tim như các đồng hồ chạy bộ garmin hay trên các loại máy chạy bộ.

Grade

Grade chỉ độ dốc so với mặt phẳng. khi thấy khi Grade 10% thì có nghĩa là độ dốc nghiêng 10% so với mặt phẳng (nếu số âm là xuống dốc)

GAP

GAP là viết tắt của Grade Adjusted Pace có nghĩa là tốc độ tương ứng nếu chạy trên đường phẳng.

Thông số GAP này sẽ chỉ ra được tốc độ tương đương khi bạn chạy trên đường bằng. Khi chạy lên dốc (GAP là số dương) sẽ tốn nhiều sức hơn nên thông số GAP sẽ cho ra tốc độ chạy nhanh hơn (vì chạy đường bằng tốc độ sẽ nhanh hơn chạy lên dốc). Ngược lại khi bạn đổ dốc (GAP là số âm) sẽ ít tốn sức hơn chạy đường phẳng nên thông số GAP sẽ cho ra tốc độ chạy chậm hơn (vì chạy đường bằng sẽ chậm hơn chạy xuống dốc).

Xem thêm: Chỉ Số Cpi Là Gì – Chỉ Số Giá Tiêu Dùng

Một số thuật ngữ chạy bộ khác

Achilles tendon: Gân Asin là gân lớn nhất nằm phía sau gót chân, nói từ bắp chân đến gót chân.Blister: Chỉ trạng thái chân bị phồng rộp khi chạy đường dài.Chafing: Hiện tượng da bị trầy xước do cọ sát với quần áo khi chạy bộ liên tục trong thời gian dài.Cool down: Chạy chậm chậm trước khi dừng lại hẳn, giúp nhịp tim giảm từ từ tránh gây nguy hiểm đến cơ thể.Cushioning: Giày giảm chấn thương, thường có đế dày để giảm áp lực tối đa của cơ thể dồn lên chân và lòng bàn chân khi di chuyển.DNF: Có nghĩa là Do Not Finish tức là không hoàn thành được cuộc đua đề ra.Farefoot: Chạy bằng phần mũi chân gồm 5 xương bàn chân và 14 xương đốt ngón chân.Negative Splits: Nửa đoạn đường sau chạy nhanh hơn với nửa quãng đường đầu.Overpronation: Chạy với bàn chân ngả vào trongShin Splints: Chỉ tình trạng chân bị sưng và đau cơ mặt trước cẳng chân.Stride: Sải chân trong quá trình chạy bộTaper: Giai đoạn dưỡng sức trước khi thi chạy khoảng 3-4 tuần10% rule: Luật không tăng quãng đường khi chạy nhiều hơn 10% mỗi tuần

Hi vọng với các thuật ngữ chạy bộ cơ bản ở trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bộ môn chạy bộ này.

Chuyên mục: Hỏi Đáp