Review Chairman Là Gì – Tìm Hiểu Khái Niệm

Nhận định Chairman Là Gì – Tìm Hiểu Khái Niệm là ý tưởng trong bài viết hôm nay của Lễ Hội Phượng Hoàng. Theo dõi nội dung để biết đầy đủ nhé.

CEO và Chairman đều là những lãnh đạo cấp cao trong doanh nghiệp. Sự thật là có vùng giao thoa nào giữa CEO và Chairman hay không? CEO liệu có thay thế được Chairman và ngược lại hay không?

Để giải đáp những nghi vấn của bạn đọc về hai chức danh quan trọng này, HRchannels chia sẻ bài viết Sự khác biệt giữa CEO và Chairman. Bạn đọc hãy cùng theo dõi và tham gia bình luận những ý kiến, quan điểm và trải nghiệm của mình cùng tác giả HRchannels nhé.

Bạn đang xem: Chairman là gì

1. CEO là gì?

CEO hay Giám đốc điều hành là vị trí điều hành cấp cao, do Ban giám đốc tuyển dụng. Tuyển dụng CEO là quyết định của Chairman và Hội đồng quản trị hoặc cất nhắc từ một trong các vị trí C – suit trong doanh nghiệp như CIO – Giám đốc công nghệ thông tin, CCO – giám đốc vận hành, CFO – giám đốc tài chính, CMO – giám đốc Marketing hay thậm chí là Deputy General Manager (Phó Tổng Giám đốc).

Mọi động thái của CEO đều xoay quanh các quyết sách của Chairman và hội đồng quản trị, thực hiện việc các công việc quản lý, giám sát bởi Ban Giám đốc mà người đứng đầu là Chủ tịch Hội đồng quản trị.

Cụ thể, CEO hay Giám đốc điều hành xác định thị trường, chiến lược cạnh tranh với đối thủ trên thị trường và củng cố mối quan hệ hữu nghị song phương và đa phương với các đối tác, nhà đầu tư và khách hàng lớn, xây dựng văn hóa doanh nghiệp lành mạnh nhằm không ngừng mở rộng thị trường và tên tuổi, tầm vóc của doanh nghiệp vươn tầm thế giới.

2. Chairman là gì?

Chairman là Chủ tịch hội đồng quản trị, đại diện cho cổ đông và là người đứng đầu Ban Giám đốc. Chức danh này có thể thay đổi thành Chairwoman nếu do phụ nữ đảm đương.

Khác chức danh chủ tịch President đứng đầu một tổ chức phân cấp như chính phủ, trường đại học, tập đoàn có nhiều công ty con,… Chairman đứng đầu một hội đồng mà các thành viên có cùng một level quyền hạn và trách nhiệm.

Chairman được biết đến là người sáng lập ra doanh nghiệp hoặc góp vốn đầu tư nhiều nhất vào doanh nghiệp. Hay nói cách khác, về quyền hạn điều hành, Chairman luôn nắm quyền cao hơn.

*

3. CEO và Chairman có gì khác nhau?

3.1. Chức phận

Nếu như CEO nỗ lực vì lợi nhuận và tầm vóc của doanh nghiệp thì Chairman nghiêng về việc ra chỉ thị định hướng tư duy của CEO và chăm sóc quyền lợi cho các cổ đông. Như vậy có thể thấy nếu như CEO đi ngược lại với tôn chỉ, mục tiêu và sứ mệnh của Chairman và Hội đồng quản trị thì có thể bị khai trừ bất cứ lúc nào.

Nếu như các lãnh đạo C – suit trong tổ chức báo cáo kết quả và nhận chỉ thị từ CEO trong các cuộc họp đầu tuần thì CEO cũng phải báo cáo tất cả các con số tăng trưởng, thất thoát, thua lỗ, lỗi hệ thống,… với Chairman và Hội đồng quản trị.

3.2. Quyền lợi

CEO cũng phải chạy KPI và nhận lương như một nhân viên bình thường và người ký các quyết định lương, thưởng chính là Chairman.

Vậy ai là người trả lương, thưởng và phụ cấp cho Chairman? Câu trả lời lại là Đại hội đồng cổ đông và tuân theo Luật doanh nghiệp.

Lương của CEO cao do doanh thu và vị thế của doanh nghiệp trong lòng người tiêu dùng, còn lương của Chairman cao khi tuyển dụng CEO đúng và trúng, đồng thời phục vụ tốt nhu cầu của các cổ đông.

Xem thêm: Năng Suất Là Gì – Cách Giúp Nâng Cao Năng Suất Lao động

4. CEO thay thế Chairman khi nào?

Phụ thuộc vào quy mô và loại hình doanh nghiệp mà ta có thể bắt gặp CEO và Chairman làm việc cùng nhau. Nghĩa là Chairman thường tồn tại trong các tập đoàn lớn, chuyên trách tìm ra hướng đi phù hợp cho doanh nghiệp.

Tuy nhiên, trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ, CEO thường kiêm nhiệm luôn vai trò của Chủ tịch. Nghĩa là lúc này CEO vừa đề ra đường đi nước bước cho con thuyền doanh nghiệp, vừa chịu trách nhiệm giám sát hiệu quả thực hiện các nhiệm vụ. Điều này sẽ trở thành điểm sáng trong công tác quản lý và vận hành tổ chức bởi nếu là một nhà thiết kế thì bạn sẽ có toàn quyền quyết định từ việc chọn nguyên liệu gì, kết cấu ngôi nhà ra sao,…

Thêm vào nữa, khi CEO đảm nhiệm vai trò Chủ tịch hội đồng quản trị thì họ sẽ bớt đi những gánh nặng của áp lực của một kẻ làm thuê, mà luôn vững tư thế của người làm chủ.

*

5. Làm thế nào để CEO “hóa rồng” thành Chairman?

Xưa kia CEO và Chairman thường có mối quan hệ mật thiết, thậm chí theo hệ “cha truyền con nối”, “con vua thì vẫn làm vua”. Tuy nhiên, thời đại của các công dân thế hệ Z năng động, ít chịu “chôn giấu tuổi xuân” nơi “ao làng”. Chính vì vậy, Chairman muốn có người kế nhiệm thì phải tổ chức một cuộc bầu cử do chính Hội đồng quản trị.

Để dễ dàng nhận được tín nhiệm của Cựu Chairman và phiếu bầu của Hội đồng quản trị, bạn cần “nằm lòng” một số bí kíp:

5.1. Người tài thì “luôn có quà”

Người ta sẽ không bao giờ “thả tim” cho một CEO thất bại. Thay vì đó, một CEO luôn có thành tích xuất sắc trong quản trị. Các biểu đồ tăng trưởng sẽ là minh chứng cho đường lối chiến lược đúng đắn của một leader sáng suốt. Mặc dù không chịu trách nhiệm về quá trình triển khai các chiến lược nhưng những bước tiến nhất định của doanh nghiệp sẽ là những minh chứng sáng rõ cho chiến lược tuyển dụng CEO thành công của Chairman và Hội đồng cổ đông.

5.2. Thân thiết với các cổ đông

Chairman hay Chủ tịch Hội đồng quản trị được bầu bởi đa số các cổ đông và trong quá trình làm việc cũng được các cổ đông chung tay giúp sức mới có được thành công. Chính vì vậy, Chairman cũng cần xây dựng các chương trình tri ân và chính sách đãi ngộ tốt cho các cổ đông, để không ngừng củng cố niềm tin và sợi dây gắn kết bền chặt với họ.

“Thiên thời, địa lợi, nhân hòa”, nếu CEO xây dựng mối quan hệ mật thiết với các cổ đông thì địa vị của ông ta càng được củng cố và trợ giúp, từ đó các khó khăn lớn nhỏ đều được nhanh chóng tháo gỡ, đặc biệt là về vấn đề tài chính, các khoản đầu tư. Lúc này, thành công “không cần mời cũng tới”.

5.3. Là những “thợ săn” nhân tài

Muốn trở thành một Chairman, bạn cần có khả năng tuyển dụng nhân tài – sinh khí của tổ chức. Khả năng “tăm tia” nhân tài phong phú về kinh nghiệm làm việc và dồi dào kỹ năng mềm.

Một nồi canh nhạt có thể cho thêm mắm muối, một bài toán sai có thể làm lại nhưng khi đi sai một nước cờ, CEO sẽ phải trả giá bằng một bước trượt dài, dùng nhầm người sẽ chẳng khác nào bỏ thuốc độc vào văn hóa tổ chức.

*

5.4. Bậc thầy “bàn tròn” chiến lược

Kiêm nhiệm trọng trách của một Chairman, bạn sẽ không chỉ làm theo như một cỗ máy. Sẽ cần nhiều lắm sự bắt nhịp kịp thời với các xu thế của thời đại 4.0. Tư duy cấp tiến và không ngừng sáng tạo, linh hoạt trong phong cách lãnh đạo, đặc biệt tầm nhìn xa trông rộng giúp bạn có thể hình dung ra hình hài và tầm vóc của doanh nghiệp trong 3 – 5 năm tới.

Trên đây là những điểm khác biệt giữa CEO và Chairman, hai chức vụ cấp cao nhất của doanh nghiệp. Hi vọng bài viết trên đây của HRchannels cung cấp cho bạn đọc những hiểu biết hữu ích cho sự nghiệp tiến thân của một leader tương lai đầy quyền lực cho doanh nghiệp của mình.

Xem thêm: Bitcoin Vault Là Gì

Nếu bạn đọc có bất cứ chia sẻ hay câu hỏi nào về tuyển dụng CEO hoặc Chairman thì hãy liên hệ trực tiếp với HRchannels – Công ty giải pháp nhân sự uy tín hàng đầu Việt Nam qua email hoặc số điện thoại hotline nhé.

Chuyên mục: Hỏi Đáp