Hệ quản trị cơ sở dữ liệu là gì? Một trong số những khái niệm quan trọng mà bất kỳ lập trình viên nào cũng cần biết đến. Tuy nhiên, đối với những người lập trình mới chập chững vào nghề hay mới bắt đầu học về lập trình thì họ còn khá mơ hồ về khái niệm này. Nếu bạn là một người mới bắt đầu thì bài viết dưới đây sẽ vô cùng hữu ích, sẽ giúp bạn hiểu được khái niệm hệ quản trị cơ sở dữ liệu là gì và những chức năng quan trọng của nó. Hãy cùng chúng tôi lướt xuống để tìm hiểu ngay thôi nào!
Hệ quản trị cơ sở dữ liệu là gì?
Hệ quản trị cơ sở dữ liệu tên Tiếng Anh là Database Management System được hiểu là một hệ thống được thiết kế với mục đích quản lý khối lượng lớn các dữ liệu một cách hoàn toàn tự động và theo trình tự nhất định. Bạn có thể chỉnh sửa, xoá hay lưu thông tin và tìm kiếm thông tin trong một nhóm dữ liệu nhất định.
Hay dễ hiểu hơn, hệ quản trị cơ sở dữ liệu là một hệ thống tự động giúp con người có khả năng kiểm soát mọi thông tin, tạo, cập nhật và duy trì các cơ sở dữ liệu một cách dễ dàng và nhanh chóng.
Vai trò của hệ quản trị cơ sở dữ liệu như thế nào?
Ngoài việc tìm hiểu khái niệm hệ quản trị cơ sở dữ liệu là gì, thì một mảng kiến thức nữa mà bạn nên nhắc tới chính là vai trò của nó đối với website là như thế nào?
Hầu hết tất cả các doanh nghiệp đều sử dụng hệ quản trị cơ sở dữ liệu, bởi nó có vai trò vô cùng quan trọng trong việc quản lý và kiểm soát mọi dữ liệu, thông tin của website.
Với sự phát triển của công nghệ, khoa học hiện đại, có nhiều quy trình, công đoạn hoặc các hệ thống đều được mã hoá vận hành thông qua các thiết bị điện tử hoặc các phần mềm giúp khách hàng đạt được hiệu quả năng suất như mong đợi.
Những chức năng của hệ quản trị cơ sở dữ liệu
Để có thể nắm bắt thêm được nhiều kiến thức hơn cũng như làm rõ thêm khái niệm hệ quản trị cơ sở dữ liệu là gì? Bizfly Cloud sẽ giới thiệu đến bạn một số chức năng cụ thể của hệ quản trị này:
- Cung cấp một môi trường thiết lập cơ sở dữ liệu: Hệ quản trị cơ sở dữ liệu cung cấp cho người dùng một ngôn ngữ định nghĩa dữ liệu để có thể khai báo kiểu dữ liệu, cấu trúc dữ liệu hay mô tả dữ liệu.
- Cung cấp cách cập nhật và khai thác dữ liệu: Cung cấp cho người dùng một ngôn ngữ thao tác dữ liệu, hệ quản trị cơ sở dữ liệu giúp diễn tả các yêu cầu, thao tác cập nhật và khai thác các dữ liệu. Các thao tác dữ liệu bao gồm cập nhật, nhập, sửa, xóa và khai thác, tìm kiếm, kết xuất dữ liệu,…
- Cung cấp các công cụ kiểm soát và điều khiển các truy cập dữ liệu vào cơ sở dữ liệu: Bao gồm các công việc cơ bản với mục đích thực hiện những yêu cầu cơ bản của hệ quản trị cơ sở dữ liệu như bảo đảm an ninh, phát hiện và ngăn chặn những hành vi phạm pháp. Tính nhất quán của dữ liệu được duy trì, các truy cập được tổ chức và điều khiển, khôi phục mọi cơ sở dữ liệu khi xảy ra sự cố trong phần mềm hoặc phần cứng của máy tính và quản lý các mô tả dữ liệu.
Tổng hợp các hệ quản trị cơ sở dữ liệu phổ biến nhất hiện nay
Có lẽ đến đây, bạn đã hiểu được hệ quản trị cơ sở dữ liệu là gì vì chúng cung cấp khá nhiều những tính năng nổi bật, chức năng hữu ích và hiệu suất làm việc hiệu quả. Chính vì lý do đó mà có khá nhiều các hệ quản trị cơ sở dữ liệu được ra đời và ngày càng phổ biến. Điển hình như:
- MySQL: Với tốc độ và tính bảo mật cao, MySQL là hệ quản trị cơ sở dữ liệu sử dụng mã nguồn mở phổ biến nhất trên thế giới và được ưa chuộng bởi các chuyên gia lập trình trong quá trình phát triển web và ứng dụng. Nó rất tích hợp cho các ứng dụng có truy cập CSDL trên mạng internet.
- Oracle: Là một hệ quản trị cơ sở dữ liệu phổ biến, Oracle xuất phát từ tên của một hãng phần mềm khá nổi tiếng. Tại đây cung cấp nhiều dịch vụ và tính năng cho việc phát triển web.
- SQlite: Đây là một hệ thống nhỏ gọn, hoàn chỉnh, có thể đặt được vào trong các ứng dụng khác và được viết dưới dạng ngôn ngữ lập trình C.
- MongoDB: Nó là một mã nguồn mở và cũng là một tập tài liệu được viết bằng ngôn ngữ C++, sử dụng cơ chế NoSQL để thực hiện truy vấn.
- PostgreSql: Cũng là một hệ quản trị cơ sở dữ liệu có tiếng hỗ trợ khá tốt trong việc lưu trữ các dữ liệu không gian. Cho phép người dùng có thể lưu trữ một cách có hiệu quả bằng cách kết hợp với các module Postgis.
- Redis: Phát triển theo phong cách NoSQL, Redis là một hệ thống lưu trữ key-value với nhiều tính năng nổi bật và hỗ trợ nhiều cấu trúc dữ liệu cơ bản.
Như vậy, qua bài viết này, chúng tôi đã giới thiệu đến bạn hệ quản trị cơ sở dữ liệu là gì? Vai trò của nó ra sao và nó có những chức năng đáng lưu ý nào mà bạn nên tìm hiểu.
Ngoài ra, hệ quản trị cơ sở dữ liệu còn mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp trong việc kiểm soát, quản lý và lưu trữ những dữ liệu thông tin quan trọng một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn bao giờ hết.